Kết quả tìm kiếm cho "um lươn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 64
Là một trong 7 ngọn của Thất Sơn, núi Két (phường Thới Sơn, TX. Tịnh Biên) được nhiều du khách đến hành hương quanh năm. Ngọn núi này còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, mang đến cảm giác thích thú khi trải nghiệm.
Chiều buông nhanh qua dòng kênh Lương An Trà (huyện Tri Tôn), người dân lục đục chuẩn bị đồ nghề bắt đầu cuộc hành trình săn rắn đêm. Quanh năm, họ lầm lũi mưu sinh trên đồng vắng, như cái vạc ăn đêm không mỏi cánh.
Cận Tết cũng là thời điểm nghề nấu đường thốt nốt ở vùng Bảy Núi nhộn nhịp. Len lỏi trong các phum, sóc, những lò nấu đường thốt nốt luôn đỏ lửa, nghi ngút khói cả ngày. Ai cũng tích cực làm việc, vì đây là lúc đường thốt nốt được tiêu thụ mạnh, nhờ trùng với dịp cuối năm.
Hồ Ông Thoại tọa lạc dưới chân núi Sập (huyện Thoại Sơn) có diện tích mặt nước rất rộng, ôm ấp xung quanh dãy núi. Hồ nước trời này trông giống “Vịnh Hạ Long”, không nơi nào ở miền Tây sở hữu được.
Tiếp tục những chuyến đi theo niềm đam mê, tôi quyết tâm chinh phục đỉnh núi Cậu (phường An Phú, TX. Tịnh Biên) với mong muốn được khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Dù không nằm trong bảy ngọn của Thất Sơn hùng vĩ, núi Cậu vẫn sở hữu khung cảnh hữu tình và huyền thoại tâm linh độc đáo.
Đến nay, người dân vẫn còn mập mờ về loại gỗ làu táu xuất xứ từ đâu. Thế nhưng, những cây thẻ làm từ loại gỗ này do Quản cơ Trần Văn Thành cắm tại vùng đồng hoang thuở xưa vẫn còn nhiều điều bí ẩn được truyền miệng trong dân gian.
Mùa nước nổi ở An Giang không chỉ mang lại phù sa cho những cánh đồng ngập nước, mà còn đem đến cho người dân nhiều sản vật thiên nhiên vô cùng phong phú. Qua đôi bàn tay khéo léo của người nấu, sự tinh tế trong cách chế biến, sự kết hợp của các nguyên liệu với nhau, tuy dân dã, mộc mạc, nhưng vẫn không kém phần độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng và hương vị đậm đà khó quên.
Lăng Thoại Ngọc Hầu (còn được gọi là Sơn Lăng) thuộc phường Núi Sam, TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang). Đây là công trình kiến trúc cổ tiêu biểu và được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa Snayđonkum thuộc hàng những ngôi chùa có lịch sử lâu đời trên địa bàn tỉnh An Giang. Chùa mang đậm nét đặc trưng nền văn hóa truyền thống Khmer, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, nơi tổ chức lễ hội truyền thống. Đặc biệt, chùa còn là địa điểm chứa đựng và gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng địa phương.
Đang là phố thị nhà cao cửa rộng, đi vòng ra sau đường Tây An – Bờ Hồ (phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), lại là những khoảnh ruộng nhỏ. Mà hễ ở đâu có ruộng, thì người chăn vịt chạy đồng sẽ tìm tới. Vậy nên mới có câu chuyện “qua phố chăn vịt” này.
Ai cũng có một miền yêu thương khắc sâu trong tâm tưởng. Cái Mơn không phải là nơi tôi “chôn nhau cắt rốn” nhưng đã lưu giữ thật nhiều nụ cười và nước mắt từ thuở hoa niên. Năm tôi lên hai tuổi, má đi lấy chồng, gửi tôi lại cho ngoại ở Thủ Thừa, Long An.
Trời nắng hanh hao, tần ngần một hồi trước quầy rau củ và lời mời chào của dì bán rau, ánh mắt tôi dừng lại trước mớ rau tập tàng non xanh nằm lẫn giữa đám xà lách và tần ô. Trời này mà húp một ngụm canh rau tập tàng nấu tôm thì cứ phải gọi là mát lòng mát dạ.